Thiết lập mục tiêu Tinh thông để nâng cao năng lực học tập của học sinh

Thay vì tập trung vào điểm số hay thời gian học, phương pháp học tập Tinh thông (Mastery learning) hướng tới mục tiêu nắm vững lý thuyết và thành thạo thực hành các kỹ năng của từng đơn vị bài học, đảm bảo mỗi học sinh đều không còn “lỗ hổng” kiến thức trước khi chuyển sang nội dung tiếp theo. Do đó, việc thiết lập mục tiêu Tinh thông sẽ giúp giáo viên bao quát được năng lực học tập của từng học sinh và đảm bảo giáo dục thực chất, hiệu quả.

1. Hiểu về mục tiêu Tinh thông

Mục tiêu Tinh thông được xây dựng dựa trên phương pháp học tập Tinh thông (Mastery learning), khuyến khích học sinh học tập theo nhịp độ riêng cho đến khi đạt được sự hiểu biết sâu sắc và có khả năng ứng dụng linh hoạt với một nội dung bài học. Đây là nền tảng quan trọng để học sinh tiếp tục học các phần kiến thức nâng cao hơn mà không gặp trở ngại về mặt nhận thức. Một nghiên cứu từ các chuyên gia của Đại học North Carolina đã chỉ ra rằng, học sinh học tập theo phương pháp Tinh thông đạt kết quả cao hơn các phương pháp truyền thống và phát triển tích cực không chỉ về học thuật mà còn về sự tự tin và động lực. Tại Khan Academy, nghiên cứu cũng khẳng định học sinh với mức % tinh thông (mastery) càng cao sẽ đạt kết quả càng tốt trong các bài kiểm tra thực tế.

Trên nền tảng Khan Academy, có hai loại mục tiêu Tinh thông giúp giáo viên dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lộ trình học tập của học sinh:

  • Mục tiêu Tinh thông chương học: Đây là mục tiêu ngắn hạn, tập trung vào việc giúp học sinh hiểu và làm chủ kiến thức trong một chương hoặc đơn vị bài học cụ thể. Nhờ đó, giáo viên có thể tập trung vào những phần cụ thể của chương trình học, giúp dễ dàng phát hiện và lấp đầy các lỗ hổng kiến thức của học sinh. Các mục tiêu này bổ sung với nội dung giảng dạy trên lớp, đảm bảo quá trình học tập có tính liên kết và toàn diện. Khi theo dõi tiến độ của học sinh đối với các mục tiêu này, giáo viên có thể đảm bảo rằng từng em đang tiến bộ ở nhịp độ phù hợp với nhu cầu và lực học. Việc chia nội dung chi tiết như vậy giúp học sinh hiểu rõ những gì mình cần học và mang lại cho các em cảm giác thành tựu khi làm chủ từng đơn vị bài học.
  • Mục tiêu Tinh thông khóa học: Là mục tiêu dài hạn cho cả năm học, hướng đến việc học sinh thành thạo kiến thức toàn diện trong một khóa học. Giáo viên có thể sử dụng các mục tiêu này để đánh giá tiến độ của cả lớp trong suốt năm học, xác định các điểm mạnh và điểm cần cải thiện, từ đó điều chỉnh chiến lược giảng dạy phù hợp. Những mục tiêu này cũng cho học sinh thấy một lộ trình rõ ràng, giúp các em tập trung và có động lực khi thấy được sự tiến bộ trong hành trình tinh thông toàn bộ nội dung khóa học.

Mục tiêu Tinh thông không chỉ đơn thuần đặt ra các kết quả đầu ra mong muốn; đây là điều kiện để xây dựng một môi trường học tập có cấu trúc và cá nhân hóa, từ đó thúc đẩy động lực học tập của học sinh và hỗ trợ giáo viên trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy.

2. Cách thiết lập mục tiêu Tinh thông

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản giáo viên
  • Bước 2: Chọn lớp học và chọn “Mục tiêu Tinh thông”
  • Bước 3: Chọn khóa học muốn giao mục tiêu Tinh thông
  • Bước 4: Đặt mục tiêu Tinh thông chương học hoặc khoá học
  • Bước 5: Cài đặt thời gian và đối tượng
Màn hình minh hoạ thao tác thiết lập mục tiêu Tinh thông chương học
Màn hình minh hoạ thao tác thiết lập mục tiêu Tinh thông khoá học

> Xem hướng dẫn chi tiết cách thiết lập mục tiêu Tinh thông tại đây.

3. Cách theo dõi mục tiêu Tinh thông

Trong mục “Tiến trình”, giáo viên có thể theo dõi từng học sinh đang tiến bộ như thế nào với mục tiêu Tinh thông. Nền tảng cung cấp các báo cáo chi tiết để giáo viên dễ dàng xác định những học sinh cần hỗ trợ thêm và điều chỉnh chiến lược giảng dạy khi cần thiết.

> Xem hướng dẫn chi tiết cách xem tiến trình mục tiêu Tinh thông tại đây.

4. Lưu ý

  • Giáo viên nên giải thích cho học sinh về ý nghĩa của các mục tiêu Tinh thông và sự khác biệt giữa mục tiêu Tinh thông khóa học và Tinh thông chương học. Chương trình khuyến khích giáo viên cho phép học sinh tham gia vào quá trình đặt mục tiêu và ra quyết định bất cứ khi nào có thể.  
  • Tạo thói quen học tập trên Khan Academy để học sinh thực hiện các mục tiêu Tinh thông. Thông thường, học sinh có thể dành tổng cộng 30 đến 45 phút học mỗi tuần và lên cấp ít nhất hai kỹ năng mỗi tuần.  
  • Trao đổi với học sinh dựa trên dữ liệu về tiến độ mục tiêu Tinh thông. Khi học sinh cần hỗ trợ thêm, giáo viên có thể sử dụng các bài tập bổ sung để hỗ trợ cụ thể ở các lĩnh vực mà học sinh đang gặp khó khăn. Trong trường hợp này, giáo viên có thể giao thêm nội dung để giúp học sinh phát triển kỹ năng nền tảng.  
  • Với mục tiêu Tinh thông, học sinh sẽ cần đạt cấp độ Tinh thông tất cả các kỹ năng trong khóa học để đạt 100%. Thực tế, nền tảng sẽ ghi nhận học sinh đã hoàn thành khóa học khi đạt được mức Tinh thông từ 80% trở lên.  

Mỗi học sinh sẽ có điểm xuất phát khác nhau trên hành trình theo đuổi mục tiêu Tinh thông, tuy nhiên các em đều hướng tới một điểm đến chung – đó là sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện về nội dung bài học. Đó không chỉ là việc ghi nhớ thông tin mà là hoàn toàn nắm vững các khái niệm cốt lõi cũng như tự tin thực hành, ứng dụng. Đây chính là công cụ để giáo viên nâng cao chất lượng dạy và học, cũng là nền tảng quan trọng để học sinh không chỉ tiến xa hơn trên con đường học thuật mà còn xây dựng sự tự tin và tinh thần bền bỉ cần có để thành công trong tương lai.

Bài viết liên quan

The Vietnam Foundation và Công ty Hoàng Long Computer ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 12/12/2024, Tổ chức The Vietnam Foundation (VNF) đã có buổi ký kết hợp tác...

Khan Academy Vietnam tạo “cú hích” để giáo dục Miền Đồi bứt phá chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã và đang thay đổi diện mạo giáo dục trên khắp cả...

[Recap] Có gì tại buổi khai giảng lớp học miễn phí: HỌC SAT CHỦ ĐỘNG – CHẠM ƯỚC MƠ

Tối ngày 04/12/2024, buổi khai giảng đầu tiên của lớp học miễn phí: HỌC SAT...

Tổ chức tập huấn tăng cường thực hiện Trường học mở KAV trên nền tảng Khan Academy tại Cao Phong (Hoà Bình)

Buổi tập huấn tăng cường của Khan Academy Vietnam (KAV) và Phòng Giáo dục &...