Bí quyết giúp giải quyết những lỗ hổng trong giảng dạy toán học và giúp học sinh thành công

Tại sao việc khắc phục những lỗ hổng trong học tập lại khó đến vậy? Trên các phương tiện truyền thông thường nói rằng những lỗ hổng kiến thức hay xuất hiện trong bộ môn đọc hiểu. Dữ liệu mới nhất cho thấy học sinh gặp khó khăn trong việc học môn toán nhiều hơn môn đọc và thậm chí còn khó hơn đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Lỗ hổng càng lớn và càng nhiều khi học sinh lên cấp hai! Điều này làm cho môn toán cấp cao thậm chí khó đạt hơn, và việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại học và đi làm thậm chí còn khó khăn hơn. Thật không may, nhiều người sợ môn toán, đặc biệt là đại số và nhiều hơn thế nữa. 

“Tôi không phải là dân toán học” hoặc “Tôi chỉ không hiểu toán học “mới” thôi!” là những câu nói phổ biến của nhiều người lớn. Cha mẹ có xu hướng thoải mái hơn khi giúp con cái họ học đọc hiểu hơn là làm toán. Toán học là một sự tiến triển của các khái niệm cơ bản. Khi học sinh có những lỗ hổng trong học tập, phụ huynh cũng có thể có những lỗ hổng tương tự. Nếu cha mẹ không có những kỹ năng đó, họ sẽ miễn cưỡng giúp đỡ con mình vì sợ rằng họ sẽ cản trở sự hiểu biết của con mình về toán học.

Giáo viên thường hỏi học sinh “Em đang học chương nào?”, chứ không phải “Em đang học kỹ năng gì?”. Sách giáo khoa thường định hướng những gì đang được dạy so với những tiêu chuẩn đang được đáp ứng. Các tiêu chuẩn, bất kể tiêu chuẩn của cấp Sở hay quốc gia, tập trung vào các kỹ năng cần thiết để nắm vững nội dung. Nếu 55% học sinh vượt qua bài kiểm tra, điều đó có nghĩa là 45% không thành thạo kỹ năng. Nếu giáo viên tiếp tục mà không tập trung chất lượng vào các kỹ năng chưa thành thạo, thì 45% học sinh hiện có những lỗ hổng mới. Bất kể tài liệu mà giáo viên đang sử dụng là gì, khoảng cách vẫn tồn tại cho đến khi nó được xác định, nâng cao kỹ năng và thành thạo.

Bài viết này dành riêng cho bạn – giáo viên hay phụ huynh đều cần hiểu để giúp trẻ học toán một cách thành công!

Đã đến lúc thay đổi

Chúng ta cần thay đổi về cách giáo dục toán học, thực sự không phải là về điểm số hay chấm điểm, mà là về sự thành thạo. Làm thế nào để chúng ta đảm bảo rằng học sinh đang học tốt các khái niệm cơ bản ngoài việc ghi nhớ các phép nhân? Hãy đối mặt với vấn đề này, mục đích của việc chấm điểm là để truyền đạt kết quả học tập, đảm bảo rằng học sinh và phụ huynh hiểu học sinh cần có những kỹ năng nào để thành công. Chúng tôi hiểu rằng việc chấm điểm sẽ không biến mất, nhưng nếu học sinh nắm vững nội dung, tiêu chuẩn, kỹ năng thì điểm số của các em sẽ phản ánh điều đó.

Làm thế nào để một giáo viên xác định các lỗ hổng kiến thức, chuyển sang các khái niệm cần nắm vững và cung cấp các phần mở rộng cho những người đã nắm vững tài liệu?
Làm thế nào để một giáo viên xác định các lỗ hổng kiến thức, chuyển sang các khái niệm cần nắm vững và cung cấp các phần mở rộng cho những người đã nắm vững tài liệu?

Khi chúng ta nhìn vào trường học và lớp học, thời gian vẫn như vậy nhưng thành tích thì thay đổi. Điều này đang bị đảo lộn và chúng ta cần đổi trật tự của thành tích và thời gian. Cần đảm bảo tất cả học sinh tham gia học tập có thành tích không đổi mà cần thay đổi bất kể là bao nhiêu thời gian. Điều này sẽ không thể xảy ra chỉ trong một đêm. Cần có sự chuyển đổi, cho phép học sinh có thời gian để nắm vững nội dung trước khi tiếp tục chuyển sang những nội dung tiếp theo. Chúng ta cần tìm thêm thời gian cung cấp các điều kiện phù hợp, đảm bảo rằng mỗi học sinh đang rèn luyện các kỹ năng và nội dung mà các em cần nắm vững, đồng thời thực hiện ở các cấp độ khắt khe được yêu cầu.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng thời gian ngồi học không quyết định hiệu suất. Cũng không chấm điểm hành vi. Chúng ta không cần giao đủ 35 câu hỏi xung quanh một kỹ năng để đánh giá học sinh có hiểu bài hay không. Chúng ta có muốn học sinh thực hành sai cách để trả lời một câu hỏi không? Điều này sẽ được trả lời khi chúng ta cho các em học lại những kiến thức, mà các em cho rằng mình đã thông thạo. Nếu học sinh làm đúng 4-5 câu trong kho đề 35 câu, có nghĩa là các em có khả năng đạt được kỹ năng đó. Nếu các em không làm được 4 – 5 trong kho đề 35 câu, có nghĩa là các em chưa hoàn thiện kỹ năng đó. Trong quá trình này, hệ thống vẫn ghi nhận lịch sử luyện tập những câu sai, ngay cả khi các em đã luyện tập lại cho tới khi làm đúng. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho một giáo viên, để nhanh chóng nắm được học sinh nào hiểu và học sinh nào chưa hiểu. 

Làm thế nào để lấp đầy lỗ hổng kiến thức với học tập thành thạo

Cách dạy truyền thống không dẫn đến sự thành thạo. Học sinh sẽ bị bỏ lại phía sau với những lỗ hổng. Nếu chúng ta thực sự tin rằng tất cả học sinh đều có khả năng, rằng ít nhất học sinh có thể thành thạo, thì chúng ta cần suy nghĩ lại về những gì mình đang làm. Chúng ta phải tạo cơ hội lấy người học làm trung tâm để học sinh học các khái niệm, cho phép can thiệp có mục tiêu nhiều thời gian hơn thông qua các đánh giá quá trình, sau đó nhắm mục tiêu cụ thể những gì học sinh biết và những gì không biết. Chúng ta cần nhắm mục tiêu có mục đích vào nhu cầu học tập của từng học sinh.

Tất cả những gì bạn cần là 30 phút mỗi tuần. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể làm điều này trong 30 phút mỗi tuần? Điều gì sẽ xảy ra nếu 30 phút đó có thể dẫn đến 2 cấp độ kỹ năng đạt được mỗi tuần?
Tất cả những gì học sinh cần là 30 phút mỗi tuần. Điều gì sẽ xảy ra nếu học sinh có thể làm điều này trong 30 phút mỗi tuần? Điều gì sẽ xảy ra nếu 30 phút đó có thể dẫn đến 2 cấp độ kỹ năng đạt được mỗi tuần?

Bằng cách sử dụng các nguồn học liệu của Khan Academy, học sinh có thể thực hành một khái niệm duy nhất tại một thời điểm, chuyển từ chưa bắt đầu, quen thuộc, thành thạo rồi tinh thông để lấp đầy các lỗ hổng kiến thức của từng khối lớp. Giáo viên có thể theo dõi dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng, chia sẻ với học sinh và phụ huynh, tập trung vào các tiêu chuẩn chứ không chỉ chương trong sách. Tài nguyên và nguồn học liệu của Khan cung cấp phản hồi cho học sinh và giáo viên về những kỹ năng mà họ chưa thành thạo. Học sinh và giáo viên biết có những lỗ hổng nào và có cách để lấp đầy những lỗ hổng đó trong từng tiêu chuẩn hoặc kỹ năng, được cá nhân hóa cho từng học sinh.

30 phút có thể là 5 – 7 phút mỗi ngày trong giờ giải lao, vào cuối giờ học, như một phần của bài tập về nhà, tất cả các khả năng đều có thể có trong ngày học của một học sinh. Đây là cơ hội để can thiệp và mở rộng ra toàn trường. Khi toàn bộ giáo viên và học sinh cùng thảo luận trước hoặc sau ngày học không? Điều này bắt đầu trong một lớp học cá nhân hay thông qua một cộng đồng học tập chuyên nghiệp?

Các nguồn lực của Khan Academy được thiết lập để can thiệp có mục tiêu. Học sinh và giáo viên có thể nhanh chóng xác định những khái niệm mà họ đang thiếu và có các công cụ để nắm vững từng kỹ năng và khái niệm.

Giáo viên nhìn thoáng qua có thể xem báo cáo để đánh giá chính xác: 

  • Thời gian mỗi học sinh dành để học khái niệm;
  • Số lượng các hoạt động học sinh đã tham gia;
  • Bao nhiêu lần học sinh lặp lại một bài tập với các câu hỏi khác nhau;
  • Nếu học sinh đạt đến trình độ thuần thục;
  • Các hoạt động chính xác mà giáo viên cần chỉ định cho từng học sinh…

Chỉ cần trong 5 phút

  1. Giáo viên đăng nhập vào Khan Academy và sắp xếp học sinh vào các khóa học thích hợp. Ví dụ: 
  • Thông thường, giáo viên có thể phân công học sinh vào khóa học khớp với nội dung học trên lớp. 
  • Nếu một học sinh có những lỗ hổng khiến trẻ không thể học đúng trình độ, giáo viên có thể chỉ định học sinh học lại khoá học của lớp dưới để nắm chắc kiến thức. 
  1. Học sinh làm bài kiểm tra tinh thông cho cả khóa học. Dựa trên những khoảng trống của học sinh, họ có thể làm việc dựa trên các kỹ năng mục tiêu để lấp đầy những khoảng trống mà họ có trong nội dung. Giáo viên có thể dễ dàng theo dõi và hướng dẫn học sinh. Học sinh cũng có thể theo dõi lại nội dung cụ thể dựa trên những gì đang học trên lớp hoặc để hỗ trợ thêm cho các kỹ năng chưa thành thạo. Giáo viên có khả năng giao bài tập cá nhân được nhắm mục tiêu cho từng học sinh hoặc nhóm nhỏ học sinh với 4 lần nhấp chuột. Mỗi học sinh thực sự có thể nhắm mục tiêu các kỹ năng cụ thể, lấp đầy khoảng trống học tập và cơ hội mở rộng kiến thức. 
  2. Theo dõi và hỗ trợ! Ban giám hiệu có thể hỗ trợ giáo viên và học sinh! Bằng cách kiểm tra dữ liệu, giáo viên và ban giám hiệu có thể thảo luận về hiệu suất của học sinh, những khoảng trống đã được lấp đầy và những bước tiếp theo cần làm để giúp học sinh thành thạo. Người quản lý có thể giúp giáo viên tìm thêm thời gian cho những học sinh có nhiều kỹ năng hơn để thành thạo và nói chuyện với học sinh trong các môi trường khác bao gồm phòng ăn trưa và hành lang. Khi ban giám hiệu và giáo viên gặp gỡ phụ huynh, thông tin này có thể giúp xây dựng cầu nối để hỗ trợ việc học tập của học sinh.

Học tập thành thạo và theo hướng cá nhân hóa sẽ giúp học sinh thành công trong môn Toán hay bất kể môn học nào. Học sinh học theo tốc độ của riêng mình và hoàn toàn có thể theo dõi tiến trình học tập. Nếu học sinh phải mất 2 đến 3 lần để hoàn thiện bài kiểm tra thì cũng chỉ có giáo viên biết, không có gì đáng xấu hổ. Đối với giáo viên hoàn toàn có thể theo dõi được kết quả học tập và đưa ra định hướng cho học sinh mà không mất quá nhiều thời gian để đánh giá. Còn với ban giám hiệu, đều có thể dựa vào kết quả mà giáo viên và học sinh đạt được để hoàn thành được các chương trình giáo dục của mỗi nhà trường. Tất cả những điều này tạo nên thành công không chỉ cho cá nhân học sinh mà cho toàn trường.

Hiện nay, nền tảng Khan Academy đã được Việt hóa và sẵn sàng hỗ trợ nhà trường, giáo viên cũng như phụ huynh, học sinh tham gia học và quản lý học tập thật dễ dàng. Hãy liên hệ với đội ngũ Khan Academy Vietnam để nhận được tư vấn tốt nhất tại đường link sau >> https://bit.ly/43E0hgI

Bài viết liên quan

The Vietnam Foundation và Công ty Hoàng Long Computer ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác

Ngày 12/12/2024, Tổ chức The Vietnam Foundation (VNF) đã có buổi ký kết hợp tác...

Khan Academy Vietnam tạo “cú hích” để giáo dục Miền Đồi bứt phá chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã và đang thay đổi diện mạo giáo dục trên khắp cả...

[Recap] Có gì tại buổi khai giảng lớp học miễn phí: HỌC SAT CHỦ ĐỘNG – CHẠM ƯỚC MƠ

Tối ngày 04/12/2024, buổi khai giảng đầu tiên của lớp học miễn phí: HỌC SAT...

Tổ chức tập huấn tăng cường thực hiện Trường học mở KAV trên nền tảng Khan Academy tại Cao Phong (Hoà Bình)

Buổi tập huấn tăng cường của Khan Academy Vietnam (KAV) và Phòng Giáo dục &...