5 bước dành cho ba mẹ giúp con dễ dàng “giải quyết” bài tập về nhà

Các nghiên cứu về mối liên hệ giữa bài tập về nhà với kết quả học tập đều cho thấy bài tập về nhà có tác động đến kết quả học tập toàn diện, đặc biệt là đối với trẻ từ 7 đến 12 tuổi. Việc xây dựng và duy trì thói quen học tập qua bài tập về nhà giúp con rèn luyện tính kỷ luật và tự giác cũng như cải thiện khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.

Nhưng đối với nhiều bậc cha mẹ, yêu cầu con làm bài tập về nhà là một “cuộc đấu tranh” dai dẳng. 5 bước mà Khan Academy Vietnam chia sẻ ở dưới đây sẽ giúp các ba mẹ khắc phục được tình trạng con lười làm bài tập về nhà: 

Bước 1: Khởi động trong 5 phút

Nói một cách đơn giản, trước khi con chuẩn bị làm bài tập về nhà, hãy để con tập trung giải quyết mọi công việc cá nhân như: uống nước, đi vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ học tập, sách vở… trong 5 phút. Có như vậy, trong quá trình làm bài tập, các con mới tránh được việc đột ngột rời bàn học đi vệ sinh, uống nước, tìm sách vở, bút viết… làm chậm thời gian làm bài.

Ưu điểm lớn nhất của bước khởi động này chính là nâng cao khả năng tập trung làm bài của con trẻ. Chỉ khi con tập trung làm bài thì hiệu quả làm bài mới cao.

Bước 2: Cho con dành thời gian ôn lại bài cũ

Ba mẹ nên để con hình thành thói quen xem lại những gì đã học trong ngày hôm đó trước khi bắt tay vào làm bài tập. Điều này tưởng chừng như làm lãng phí thời gian những thực sự nó lại giúp nâng cao hiệu quả làm bài của con.

Nhiều trẻ không có thói quen ôn lại kiến thức đã học trong ngày hôm đó và ngay cả các bậc phụ huynh cũng cho rằng, bài mới học thì không thể quên. Thực tế, nếu con không ôn lại bài một lần nữa thì kiến thức sẽ trở nên mờ nhạt, khó nhớ, dẫn đến việc dễ “mắc kẹt” khi làm bài tập, lật giở sách giáo khoa, ảnh hưởng tới thời gian làm bài, không giúp con ghi nhớ kiến thức và củng cố kiến thức ngày hôm đó một cách chủ động.

Thời đại kỹ thuật số, không khó để tích hợp công nghệ vào việc ôn lại bài tập của con. Công nghệ cũng tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm nhanh chóng những gì đã học trên lớp. Sử dụng nền tảng Khan Academy 10 phút mỗi ngày học tại Lớp học mở Khan Tinh Thông sẽ là phương án hữu hiệu để con có thể ôn lại kiến thức với tâm lý thoải mái thông qua các video bài giảng và bài tập thực hành trực quan, sinh động.

Bài tập trực quan sinh động trên Khan Academy tạo tâm lý ôn tập thoải mái
Video ôn tập trên Khan Academy chi tiết, hình ảnh trực quan

Giải mã Lớp học mở Khan Tinh thông – Tinh thông Toán học cùng Khan Academy

Bước 3: Để con tự ước lượng thời gian làm bài tập của mình

Điều này rất quan trọng, tùy theo lượng bài tập về nhà, ba mẹ hãy để con tự ước lượng thời gian hoàn thành bài tập đó để con ý thức được thời gian và có tính chủ động khi làm bài. Ưu điểm của việc này là con có thể hoàn thành bài tập về nhà một cách dễ dàng, không lục tung sách vở lên để tìm kiến thức hay không hỏi bố mẹ mỗi khi không kịp nghĩ ra lời giải cho bài tập của mình.

Ba mẹ có thể hỗ trợ con học cách ước lượng thời gian làm bài tập của mình bằng việc phân loại bài tập về nhà và xây dựng thời gian biểu học tập cá nhân. Đối với bài tập về nhà, thường có 3 cách phân loại:

  • Thứ nhất: bài tập là những dạng bài tương tự đã được học phương pháp tại lớp. Với trường hợp này, học sinh cần hiểu rõ nội dung lý thuyết, nắm được cách giải từng dạng bài và xem lại các bài tập đã thực hiện trên lớp. Sau khi đã ghi nhớ cách thức làm bài, con bắt đầu xử lí các bài tập được giao.
  • Thứ hai: bài tập là yêu cầu tìm hiểu nội dung kiến thức mới. Với nhiệm vụ này, học sinh được khuyến khích chuẩn bị đọc nội dung bài mới trong sách giáo khoa, tự hệ thống lại (tóm tắt, sơ đồ tư duy…) các phần vừa tìm hiểu kết hợp với kiến thức cũ để hình thành hệ thống kiến thức tốt hơn.
  • Thứ ba: bài tập về nhà mang nội dung nâng cao, phần này thường áp dụng cho đối tượng học sinh giỏi nhằm bồi dưỡng và mở rộng thêm tư duy. Muốn làm được những bài tập nâng cao, học sinh cần tự học bổ sung các kiến thức chuyên sâu, rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm không ngại khó.
Bài tập mở rộng kiến thức trên Khan Academy

Từ việc hiểu rõ các dạng bài tập, con sẽ chủ động sắp xếp thời gian biểu làm bài tập ở nhà giúp con có thời gian tư duy, suy luận và chuẩn bị chu đáo cho bài học; nếu có phần chưa hiểu con có thể hỏi bạn học hoặc giáo viên ở lớp. Hoạt động này giúp con hiểu bài, khắc sâu được kiến thức và không mang tâm lí e sợ giáo viên cũng như môn học đó.

 Nhận mẫu thời khóa biểu học Toán trên Khan Academy

Bước 4: Cho con tự kiểm tra, suy nghĩ lại về bài tập sau khi làm xong

Việc kiểm tra bài sau khi làm xong rất quan trọng nên ba mẹ cần nhắc nhở con kiểm tra thật kĩ. Việc tự kiểm tra lại bài tập của mình có thể hình thành thói quen suy nghĩ và phản xạ. Đồng thời, quá trình kiểm tra bài vở cũng giúp con củng cố lại các điểm kiến thức, tìm ra những vấn đề mà bản thân đang vướng mắc.

Với lộ trình học tập cá nhân hóa cho mỗi học sinh, nền tảng Khan Academy sử dụng thuật toán thông minh để tự động đề xuất bài học phù hợp dựa trên kết quả làm bài của con, do đó con có thể dễ dàng xác định được những phần kiến thức cần cải thiện và tập trung ôn tập hiệu quả. ​​Khi gặp khó khăn hoặc làm sai, Khan Academy còn cung cấp hướng dẫn và khuyến khích con tiếp tục cố gắng, tiếp tục tiến bộ, giúp duy trì động lực và sự nỗ lực trong suốt quá trình học tập.

Khan Academy cung cấp lời giải và bài giảng giúp con củng cố kiến thức còn thiếu
Khan Academy khích lệ giúp con duy trì động lực học tập

Bước 5: Ghi lại những sai lầm của mình

Trong quá trình kiểm tra lại bài tập, nếu nhận ra bất cứ lỗi sai nào con cần ghi chép lại vào cuốn sổ tay cá nhân. Việc này rất có lợi cho quá trình ôn tập trước những kì kiểm tra, nhận ra được những lỗi sai mình mắc phải để tránh lặp lại sai lầm thêm một lần nữa.

Ngoài ra, thông qua bảng báo cáo tiến độ học tập, tính năng theo dõi tiến độ học tập trên Khan Academy cho phép con có cái nhìn tổng quan về quá trình học tập của mình. Con sẽ biết chính xác mình đã dành bao nhiêu thời gian cho từng bài học, từ đó điều chỉnh kế hoạch học tập một cách linh hoạt. Nhờ đó, con có thể chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian và nội dung ôn luyện, đạt được hiệu quả học tập cao nhất.

Bảng theo dõi tiến trình chi tiết trên Khan Academy

Bài viết liên quan

5 cách giúp ba mẹ tạo động lực để trẻ tích cực học tập với Khan Academy

Động lực chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo...

Khóa học “Kiến thức tài chính cá nhân” – Xây dựng kế hoạch chi tiêu và đầu tư hiệu quả

Ngày nay, với sự bùng nổ của thương mại điện tử và dịch vụ tài...

Chinh phục 1500+ SAT cùng khóa học online miễn phí của Khan Academy

Với những sự thay đổi trong quy chế xét tuyển đại học, SAT ngày càng...

Thiết lập mục tiêu Tinh thông để nâng cao năng lực học tập của học sinh

Thay vì tập trung vào điểm số hay thời gian học, phương pháp học tập...

Bí quyết học Toán 6 hiệu quả: Từ A đến Z

Toán lớp 6 được xem là cầu nối quan trọng giữa bậc Tiểu học và...